Các bước lắp đặt đèn chiếu sáng dưới tủ bếp

Đèn LED bếp trở thành một phần không thể thiếu trong mọi không gian của ngôi nhà. Được biết đến là “nơi giữ lửa hạnh phúc gia đình”, căn bếp là nơi mọi người sum vầy, quây quần bên nhau. Đèn LED được sử dụng thắp sáng cho không gian căn bếp ở nhiều vị trí: Trần nhà, tường, tủ bếp. Lắp đặt đèn LED cho tủ bếp là ý tưởng độc đáo, sáng tạo bởi chúng ta có thể thiết kế nhiều ý tưởng lắp đặt khác nhau mà vẫn đảm bảo ánh sáng, tăng tính thẩm mỹ. Ánh sáng ấm áp, lung linh từ mọi góc sẽ biến bữa cơm gia đình trở nên ấm cúng, sum vầy, mọi người thoải mái chia sẻ, trò chuyện với nhau sau một ngày dài học tập và làm việc

Đèn chiếu sáng được bố trí lắp đặt dưới tủ bếp của bạn có thể làm cho nhà bếp của bạn ấm áp và mới mẻ hơn. Công việc nấu ăn của bà nội trợ trở nên nhanh chóng, dễ dàng, an toàn hơn. Ngày nay, rất nhiều gia đình ở thành phố lớn, hoặc ngay cả những gia đình có chiếc tủ bếp họ đã nghĩ đến việc làm thế nào biến căn bếp thực sự trở thành nơi mọi thành viên trong gia đình đều muốn ngồi lại để nạp nguồn năng lượng, trò chuyện bên gia đình. 

Tuy nhiên, để những chiếc đủ được chiếu sáng bởi đèn LED mang tính thẩm mỹ cao, có rất nhiều vấn đề bạn nên cân nhắc. Trước khi quyết định cách thức bạn lựa chọn để lắp đặt đèn, bạn nên suy nghĩ cẩn thận, tìm hiểu và tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn đọc những kinh nghiệm mà đội ngũ lắp đặt viên của chúng tôi từng trải qua khi tư vấn, lắp đặt đèn LED tủ bếp cho khách hàng.

Bước 1: Tìm hiểu về không gian tủ bếp sẽ lắp đặt

Ước lượng diện tích không gian tủ của bạn. Ánh sáng nên ẩn dưới tủ và không thể nhìn thấy. Độ sâu của củ cho biết có tối đa bao nhiêu đèn sẵn sàng được lắp đặt. Đồng thời, độ cao của tủ cho biết giới hạn lượng đồ đạc có thể chứa trong đó. Sau đó kiểm tra chiều rộng của tủ. Đồ đạc thích hợp với chiều rộng của tủ sẽ cho ánh sáng đều trên khu vực quầy. Để ánh sáng nhìn đều màu, không gây cảm giác lóa, bạn nên chọn đèn LED 1 màu.

Bước 2: Chọn nguồn điện

Đèn LED có thể được nối trực tiếp với dây dẫn và ổ cắm, sử dụng điện năng trực tiếp trong mạch điện của gia đình. Một số loại lại chạy bằng pin. Nguồn ánh sáng với năng lượng từ pin và nối với đèn là cách dễ dàng hơn để lắp đặt. Nếu bạn sử dụng nguồn điện trực tiếp từ các ổ cắm trong nhà, bạn phải thiết kế hệ thống dây nối, điều này có vẻ phức tạp hơn và hầu như cần sự tư vấn, lắp đặt của thợ điện

Bước 3: Chọn loại đèn chiếu sáng

Có rất nhiều loại đèn có thể sử dụng cho chiếu sáng căn bếp của bạn như: đèn LED, halogen, xenon hoặc đèn huỳnh quang. Mỗi loại đèn sẽ có đặc điểm, lợi thế riêng. Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về các loại đèn này nhé.

1. Đèn LED

Đây có lẽ là loại đèn không còn xa lạ với chúng ta ngày nay. Đèn LED là lựa chọn hoàn hảo cho chiếu sáng tủ bếp, phòng bếp nói chung vì chúng giải phóng rất ít nhiệt khi sử dụng. Một công tắc điều chỉnh độ sáng có thể kiểm soát nhiệt độ màu của ánh sáng để mang lại cho không khí căn bếp cảm tưởng như ấm áp hoặc tươi mát. Đèn LED lại có rất nhiều loại khác nhau phù hợp với mỗi không gian, kiểu cách tủ bếp nên bạn sẽ có nhiều lựa chọn, sự phối hợp hơn. Hơn thế nữa, đèn LED còn tiết kiệm điện năng, dễ lắp đặt và có nhiều loại màu ánh sáng. Một số loại đèn LED hay được sử dụng là:

Các bước lắp đặt đèn chiếu sáng dưới tủ bếp

Đèn led dây 5730 3 hàng bóng được sử dụng chiếu sáng tủ bếp

  • Đèn LED dải
  • Đèn tuýp LED
  • Đèn Spotlight
  • Đèn âm trần 
  • Đối với đèn LED dải và đèn tuýp có thể sử dụng như 1 nguồn sáng gián tiếp cho phòng bếp. Đèn chiếu điểm spotlight hay âm trần có thể sử dụng cho mục đích này tuy nhiên, cần được thiết kế cẩn thận bởi nó có thể để lại những khoảng tối.
  • Đèn led thanh hoặc đèn led dây

Nếu bạn có rất ít không gian dưới tủ, dải băng LED linh hoạt là giải pháp ưu tiên hơn cả. Chúng không sáng như các thiết bị chiếu sáng thông thường khác nhưng có thể cung cấp thêm một lượng ánh sáng vừa đủ cho tủ bếp và không gian xung quanh. Dải băng LED kéo dài, dễ lắp đặt và có thể cắt để phù hợp với không gian tủ của bạn. Chúng cũng có sẵn nhiều màu sắc với các nhiệt độ màu khác nhau.

2. Đèn xenon

Đèn xenon tạo ra ánh sáng cực mạnh bằng cách truyền điện qua khí xenon. Chúng tạo ra rất nhiều nhiệt và có tuổi thọ ngắn hơn nhiều so với đèn LED. Tuổi thọ thông thường của bóng đèn Xenon là 5.000 giờ, nhỏ hơn rất nhiều con số 45.000 giờ của đèn LED. Đèn xenon thường được sử dụng trong các tủ điện và khu vực cảnh quan. Chúng cũng được sử dụng hỗ trợ các bác sĩ phẫu thuật và trong đèn pha ô tô.

3. Đèn halogen

Đèn halogen tạo ra ánh sáng trắng sáng với chất lượng chiếu sáng cao. Tuy nhiên, đèn halogen tiêu thụ lượng điện năng nhiều hơn so với đèn LED để có thể tạo ra hiệu quả chiếu sáng tương tự. 

4. Đèn huỳnh quang

Đã từng có thời gian bóng đèn huỳnh quang là nguồn sáng phổ biến cho việc chiếu sáng. Nhưng sau này khi thế hệ đèn LED ra đời thì chúng không còn được ưa chuộng nhiều nữa. So với đèn huỳnh quang, đèn LED có nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội hơn rất nhiều. Đèn huỳnh quang có một số nhược điểm như: Có mức điện áp cực cao, tiêu tốn nhiều điện năng; tuổi thọ không cao, dễ chập cháy; bạn phải chi nhiều tiền cho bảo dưỡng – bảo trì; tuýp huỳnh quang dễ thay đổi màu sắc và chập chờn; lượng nhiệt tỏa ra khá lớn; phần chiếu sáng hoàn toàn bằng thủy tinh nên rất dễ vỡ trong quá trình vận chuyển, lắp đặt.  

Đèn huỳnh quang đang được loại bỏ và cuối cùng sẽ không còn nữa.

Bước 4: Tiến hành lắp đặt

Sau khi đã tính toán, lựa chọn được loại đèn thích hợp, bạn tiến hành lắp đặt, bố trí những chiếc đèn này. Bạn có thể tự làm hoặc thuê thợ điện nếu công việc lắp đặt trở nên phức tạp hơn, cần người có chuyên môn.

Liên hệ ngay với chúng tôi

Đừng ngần ngại nhấc điện thoại lên và gọi cho Tongkhoden LED nếu bạn còn bất cứ sự băn khoăn nào. Một câu hỏi nào về việc sử dụng ánh sáng LED trong nhà bếp của bạn, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp trong khả năng và kinh nghiệm của mình.

>>> Mời bạn tham khảo thêm: đèn led dây trang trí tủ rượu

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *